Tuesday 10 March 2015

031 Ðề kiếm











Lam Sơn (1) tự tích ngọa thần long (2)
Thế sự huyền tri tại chưởng trung
Ðại nhiệm hữu quy thiên khải thánh (3)
Xương kì nhất ngộ hổ sinh phong (4)
Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ
Kim quỹ (5) chung tàng vạn thế công
Chỉnh đốn càn khôn tòng thử liễu
Thế gian na cánh sổ anh hùng.


Chú thích

(1) Lam Sơn 藍山: Tên núi ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), năm 1418 (Mậu Tuất), Lê Lợi khởi nghĩa tại đây.
(2) Ngọa thần long 臥神龍: "Ngọa long" là con rồng nằm, thường dùng để chỉ Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc lúc còn ở ẩn tại Ngọa Long Cương (huyện Nam Dương, tỉnh Hà Nam). Trong bài này, Nguyễn Trãi dùng "ngọa long thần" để chỉ Lê Lợi khi còn ở núi rừng Lam Sơn.
(3) Thiên khải thánh 天啓聖: Trời bảo cho thánh nhân (tức Lê Lợi) biết. Chỉ việc Lê Lợi được trời cho kiếm thần trên có chữ "Thuận Thiên" và "Lợi". Năm 1428 (Mậu Thân), Lê Lợi lên ngôi vua, lấy hiệu là Thuận Thiên.
(4) Hổ sinh phong 虎生風: Cọp sinh ra gió. Lấy ý ở quẻ Càn 乾 trong kinh Dịch 易: "Vân tùng long, phong tùng hổ" 雲從龍, 風從虎 (Mây đi theo rồng, gió đi theo cọp).
(5) Kim quỹ 金匱: Do chữ "Kim quỹ thạch thất" 金匱石室 là rương làm bằng vàng, nhà xây bằng đá để cất giữ sử sách.

(chú thích theo Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Nhà xuất bản Văn Học, Việt Nam, 1999)

Dịch nghĩa:
Đề kiếm

Từ xưa khi rồng thiêng còn nằm ở Lam Sơn
Mà việc đời huyền nhiệm đã biết rõ ở trong lòng bàn tay
Khi gánh nặng trao về một người thì trời báo cho thánh nhân biết
Khi gặp đời thịnh thì hổ sinh ra gió
Đã rửa sạch nỗi nhục ngàn năm của thù nước
Cuối cùng đã cất giữ cái công muôn thuở trong rương vàng
Từ nay việc chỉnh đốn đất trời đã xong
Trên đời có được mấy người anh hùng như thế?

Dịch thơ:
Đề kiếm

Lam Sơn ngày trước ẩn mây rồng
Huyền nhiệm trong tay đã biết thông
Trọng trách trao người, trời báo thánh
Thịnh thời gặp lúc, hổ sinh phong
Quốc thù rửa sạch muôn năm nhục
Rương quý còn lưu vạn thế công
Chỉnh đốn càn khôn nay đã trọn
Trên đời dễ có mấy anh hùng?


(Đặng Thế Kiệt dịch) 


ed. 2022-11-25

No comments:

Post a Comment